Nét đẹp chùa Thiền

970

Trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, các công trình chùa Thiền như sức sống mới thể hiện được cả nét truyền thống lẫn hiện đại. Đó là những ngôi chùa mới xây dựng mấy thập kỷ qua cả trong lẫn ngòai nước, từ các Thiền viện Chân Không (Vũng Tàu), Trúc Lâm (Đà Lạt), Thường Chiếu (Long Thành),… cho đến Trúc Lâm Thiền viện gần Paris (Pháp), Trung tâm văn hóa-xã hội Phật giáo Huyền Không tại Montreal (Canada). 

Thiền tông là tông phái Phật giáo do sư Aán Độ Bồ-đề-đạt-ma sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ VI. “Thiền” (rút gọn của Thiền-na) là dạng phiên âm của Dhyana (tiếng Sanscrit nghĩa là “tĩnh tâm”) chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự mình tìm ra các chân lý của đạo Phật.

Ơû nước ta, Thiền phái Trúc lâm Yên Tử mang đậm sắc thái Việt một thời tô đậm nét son cho lịch sử dân tộc và truyền thống “tốt đạo, đẹp đời” của Phật giáo Việt Nam. Thiền tông luôn đề cao cái “tâm”. Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật. Quốc sư núi Yên Tử đã từng nói với vua Trần Thái Tông:”Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”.

Trần Nhân Tông cũng viết:

Nơi mình có ngọc, còn đâu nữa,

Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.

Trên đất nước ta từ cả nghìn năm qua đã có mặt nhiều chùa Thiền, xây dựng theo tinh thần Phật giáo dân tộc. Đặc biệt trong mấy thập kỷ qua, với đường lối trở về cội nguồn, kế thừa tinh hoa văn hóa của tổ tiên, phái Thiền tông đã chủ trương xây dựng nhiều Thiền viện với thanh quy nghiêm túc, khoa học, đậm đà tính Phật giáo dân tộc để làm nơi giáo dưỡng cho tăng ni, Phật tử hâm mộ tu Thiền cả nước.

Kiến trúc chùa Thiền mới có các đặc điểm: thanh thóat, hài hòa, trang trí giản dị, thể hiện được phong cách mới. Về hình thức thì vẫn duy trì được đường nét kiến trúc truyền thống dân tộcï, nhưng bố cục, công năng lẫn cấu trúc công trình lại không kém phần hiện đại.  Trang trí nội thất khu thờ tự thường chỉ tập trung vào một hình tượng Đức Phật.

Chùa Chân Không (Vũng Tàu)

Xây dựng từ năm 1970, ngôi chùa này được xem như là nơi cội nguồn, đất tổ của hàng lọat Thiền viện do Hòa thượng Thanh Từ sáng lập.

TV  Chân Không nằm trên triền Núi Lớn nhìn ra Biển Đông ở Vũng Tàu. Nếp chùa trang nghiêm, thanh tịnh nổi bật lên trên nền cảnh núi đồi hùng vĩ, với nào chánh điện, tháp chuông, thiền đường chư ni.

Những tên đất như đồi Tự Tại, Pháp Lạc thất, đường Tiêu Dao, Đại Mai, Thạch Đầu xuất hiện dài theo những mốc năm tháng hình thành nếp chùa Thiền kiểu mới.

Phật tử và du khách bốn phương kéo về đây thăm viếng cảnh thiền môn đều có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản trước vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh tại, trầm hùng của cả một vùng biển núi Vũng Tàu mênh mông.

Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt)

Đây là một ngôi chùa mang tính tiêu biểu, có quy mô lớn nhất và mới xây dựng trong số chùa Thiền tông Việt Nam. Phải nói Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt không chỉ đơn giản là một ngôi chùa đơn lẻ mà là cả một quần thể kiến trúc tôn giáo hòanh tráng và nên thơ tọa lạc trên núi Phượng Hòang nhìn xuống hồ Tuyền Lâm giữa rừng thông bạt ngàn.

Tọa lạc ở vị trí trung tâm là ngôi chánh điện, bao bọc bởi các công trình  kiến trúc lớn nhỏ, nào vườn tổ, hồ tĩnh tâm, tháp chuông, lầu trống, nhà truyền thống, nhà khách…

Tách biệt ra là khu nội viện có thiền đường chư tăng, chư ni trên một trăm vị hành thiền nghiêm mật.

Ngày nay thật khó mà tìm được một khu cảnh quan tuyệt vời, vừa có núi rừng, mặt nước như địa thế chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt.  Thiền viện này chẳng những là  một trung tâm chuyên tu Thiền tông mà còn trở thành một danh thắng thu hút đông đảo du khách đến thành phố cao nguyên sương mù.

Thiền viện Thường Chiếu (Long Thành)

Nói chính xác hơn đây là một trung tâm sinh hoạt Phật giáo quy mô khá lớn ở phía Nam, nằm bên cạnh quốc lộ 51 (Long Thành-Vũng Tàu), thường xuyên quy tụ hàng nghìn Phật tư.û Chư tăng ni cũng tụ về tham dự nội thiền công phu rất đông đảo.

Khu đất xây dựng quần thể Thiền viện vì vậy cũng rộng lớn. Các công trình chính gồm các ngôi chánh điện, tổ đường hòanh tráng, uy nghi với chung quanh là sân vườn, đường đi lại rộng rãi, hàng cây trồng thẳng tắp cùng nhiều dãy thiền thất biệt lập.

Các khu ngọai viện, nội viện đều trật tư ïtrang nghiêm, bốn bề hoa kiểng xanh tươi mang sắc thái cây cảnh Miền Đông Nam Bộ.

Thường kỳ vào chủ nhật cuối tháng, hàng nghìn Phật tử từ các tỉnh thành tập trung về nghe thuyết giảng Phật pháp.

 Trúc Lâm Thiền viện (gần Paris)

Chánh điện TV Trúc Lâm ( Paris)

Ngôi chùa Việt độc đáo mang tên Trúc Lâm Thiền viện tọa lạc tại một khu đất rợp bóng cây xanh nằm trên sườn đồi dãy Hòang Vân Sơn (tên người Việt đặt) thơ mộng nhìn xuống giòng sông Yvette ở vùng Villebon/Yvette cách trung tâm Paris 25 km.

Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Thiện Châu trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp chủ trì xây dựng từ năm 1980, với sự cộng tác thiết kế của kiến trúc sư  người mình ở Pháp.

Nơi đây vừa là một trung tâm sinh hoạt văn hóa Phật giáo của bà con Việt kiều ở Pháp vừa là điểm giao lưu văn hóa Việt Nam với bạn bè nước ngòai.

Khu chùa Việt trên đất Pháp làm theo lối kiến trúc mang tính truyền thống Việt mà cũng hiện đại kiểu phương Tây về mặt công năng. Trên một khu đất chỉ có 600 m2 vậy mà vẫn bố trí được nào chánh điện trung tâm cùng các cơ sở sinh hoạt văn hóa và tu tập khác, với giảng đường, thư viện, thiền đường, các thiền thất và nhà thập phương.

Địa thế thanh tịnh, hùng vĩ lại thêm lối kiến trúc khang trang nên Thiền viện Trúc Lâm xứng đáng là một ngôi chùa tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam trên đất Pháp. Điều độc đáo là cứ mỗi độ xuân về, hoa mai lại nở rộ trong vườn chùa. Thật là một cảnh hiếm thấy ở xứ tuyết giá lạnh trời Tây.

Trung tâm văn hóa-xã hội Huyền Không (Montréal)

Ngày nay không dễ gì tìm được một vị trí thích hợp để xây chùa ở xứ người. Vậy mà bà con người Việt ở Canada vẫn xây dựng được một ngôi chùa Việt nhỏ nhưng độc đáo nằm trong phố tại  trung tâm thành phố Montréal.

Trung tâm Phật giáo Huyền Không do một kiến trúc sư Phật tử người mình thiết kế theo tinh thần Thiền tông, trên cơ sở cải tạo một ngôi nhà phố.

Rõ ràng là nó rất khác với các ngôi chùa Việt, chùa Hoa nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, về mặt hình thức thì quá chú trọng việc sao chép vốn cỗ và trang trí diêm dúa và nội dung sinh hoạt lại hổn độn, tạp nhạp.

Tại Trung tâm Phật giáo này, mọi sinh hoạt đều quay vào bên trong, thanh tịnh nghiêm mật nhưng vẫn thanh thóat giản dị, trông giống như một nếp chùa Việt truyền thống lẫn một Thiền viện Nhật cỗ, khiêm tốn ẩn mình giữa xôn xao phố thị phương Tây.

Nét sáng tạo là nhà thiết kế đã khéo lắp đặt chiếc vòm kính lấy ánh sáng trên nóc nhà, cứ vào đêm rằm là ánh trăng chiếu thẳng xuống khu điện thờ, tạo  một ấn tượng độc đáo khó quên. Người đến lễ Phật và hành thiền cảm thấy như đắm mình trong ánh đạo vàng Đức Phật từ bi, khiến cho tâm hồn mình trở nên thanh thản tự tại!

Các ngôi chùa Phật làm theo hướng cách tân của Thiền phái Việt Nam ở trong lẫn ngòai nước phải chăng là những công trình đáng trân trọng, góp phần tạo nên một phong cách kiến trúc Việt mới, tiên tiến và có bản sắc.